BẬT MÍ LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN CỦA NGÀNH PHA CHẾ

Nhấm nháp một loại thức uống hấp dẫn, có bao giờ bạn muốn tìm hiểu “ chân dung nghệ sĩ “ của một người làm công việc pha chế chưa? Vài năm gần đây, ngành pha chế đồ uống đang là một công việc được đông đảo bạn trẻ quan tâm. Bạn có tò mò muốn biết ngành này sẽ làm những gì hay lộ trình phát triển của ngành pha chế ra sao không? Nếu có, hãy cùng Rich’s khám phá thử xem công việc này có gì đặc biệt nhé!

1/ Ngành pha chế đồ uống là gì?

Ngành pha chế đồ uống chỉ mới du nhập vào nước ta vào vài năm gần đây. Tuy nhiên, sức hot của ngành pha chế không hề kém cạnh các ngành khác một chút nào. Có thể thấy được ngày nay, số lượng Bar, Pub, nhà hàng, khách sạn đang phát triển rất nhiều. Chính vì vậy cũng mở ra cơ hội việc làm lý tưởng về ngành pha chế cho các bạn trẻ.

Do tính chất công việc, nên ngành pha chế đồ uống sẽ được phân ra thành hai hướng là Barista và Bartender. Hai ngành này đều làm những công việc pha chế nghệ thuật, tuy nhiên có một số điểm khác nhau về tính chất công việc như sau:

1.1. Barista - nghề phù hợp cho các bạn đam mê nghệ thuật pha chế cà phê

Bạn là người thích hương vị đậm đà của những cốc cà phê nâu sóng sánh, bạn có hứng thú tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc của những hạt cà phê. Bạn thấy yêu thích việc pha chế cà phê các loại nóng, lạnh hay nghệ thuật tạo hình bọt sữa (latte art) tuyệt đẹp. Nếu bạn có những dấu hiệu đó, có thể bạn sẽ thích hợp với công việc của một Barista. 

Barista là người đảm nhiệm công việc pha chế các loại cà phê khác nhau theo từng văn hóa đất nước, các loại hạt cà phê. Họ là người làm sống động văn hóa cà phê bằng những cốc Capuchino, Americano, Latte Macchiato,..Ngoài kiến thức về cà phê, họ cũng là người có thể “ vẽ” họa tiết sống động lên tách cà phê nhằm làm tách cà phê đẹp, sống động hơn.

lộ trình thăng tiến ngành pha chế 1

Barista phù hợp với các bạn yêu thích cách pha chế cà phê - ảnh:Internet

1.2. Bartender - công việc dành cho người đam mê thức uống có cồn

Những ly cocktail, mocktail lóng lánh màu sắc với vẻ đẹp và hương vị tuyệt hảo được chế tạo ra bởi các nghệ nhân Bartender. Bartender là người hòa trộn trộn các liều lượng nước trái cây, rượu theo cách hợp lý. Bên cạnh đó, họ còn phải biết rõ những kỹ thuật pha chế thức uống có cồn như: Stir, Shake, Blend,…để tạo ra cốc nước với vẻ đẹp tinh tế.

Theo đuổi công việc Bartender, bạn có cơ hội mở rộng các kiến thức về các loại bia, rượu khác nhau. Cũng như có cơ hội học được màn pha chế nghệ thuật Flair Bartending hấp dẫn.

lộ trình thăng tiến ngành pha chế 2

Bartender là những người chuyên pha chế các loại cocktail đẹp mắt - ảnh: Internet

2/ Lộ trình thăng tiến của ngành pha chế như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu về ngành pha chế đồ uống, chắc hẳn các không ít bạn cảm thấy hứng thú về ngành này rồi đúng không? Hiện nay, ngành pha chế có mức thu nhập hấp dẫn trong  ngành F&B tùy theo cấp bậc nghề nghiệp hay quy mô của nơi làm việc.

Cấp bậc nghề nghiệp sẽ dựa vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của nhân viên pha chế. Lộ trình thăng tiến của ngành pha chế cơ bản có các cấp bậc sau:

          .    Phụ Bar (Barboy):

Phụ Bar chính là những thực tập sinh cho nghề pha chế đồ uống. Họ được xem như những học trò của một Bartender hay Master Bartender. Một phụ bar thường chưa có kinh nghiệm hoặc chỉ có kinh nghiệm dưới 1 năm. Thông thường họ sẽ hỗ trợ tất cả những công việc cần thiết cho Bartender đứng chính, và được training lại những kinh nghiệm, kỹ năng, công thức… thực tiễn khi làm việc từ người Bartender mà họ theo.  

          .    Nhân viên pha chế (Bartender/ Barista):

Một Bartender/ Barista thường có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm. Họ là những người thành thạo trong việc pha chế các thức uống. Thời kỳ này các nhân viên pha chế phải luyện tập nhiều kỹ năng từ giao tiếp với khách hàng, cách pha chế, đến kỹ thuật biểu diễn (Flair).

          .    Bar trưởng (Head Bartender/ Shift Leader):

Họ là những người có 3-4 năm kinh nghiệm trong ngành. Họ đảm nhận công việc pha chế thức uống, quản lý khu vực bar của mình. Khi ở vị trí này, ngoài việc quản lý nguyên liệu, dụng cụ pha chế, họ cũng là người hướng dẫn cho các  nhân viên pha chế của mình. Bar trường thường xuyên tiếp xúc và trao đổi với khách hàng, nhằm nắm tâm lý khách hàng, đưa ra phương án và điều chỉnh thức uống cho phù hợp.

          .    Giám sát bộ phận pha chế (Beverage Supervisor):

Giám sát bộ phận pha chế, tên tiếng anh là Beverage Supervisor, là người có kinh nghiệm từ 4-8 năm. Họ đã là những người có kinh nghiệm, đảm nhận vị trí này, họ phải có trí nhớ tốt để nắm rõ các công thức và nguyên liệu pha chế.  Họ chịu trách nhiệm kiểm tra đột về trang thiết bị, dụng cụ pha chế, kỹ năng nhân viên và chất lượng đồ uống. Người ở vị trí này cũng cần có sự nhạy cảm với khẩu vị của khách hàng. Luôn trau dồi các kiến thức kĩ năng và học hỏi các trào lưu hot về nước uống để phục vụ cho khách hàng. 

lộ trình thăng tiến ngành pha chế 3

Mỗi cấp bậc trong ngành pha chế thức uống có mức thu nhập khác nhau - ảnh: Internet

          .    Quản lý bộ phận pha chế (Beverage Manager):

Người quản lý bộ phận pha chế sẽ điều hành và quản lý nhân sự diễn ra tại khu vực họ điều hành. Họ chịu trách nhiệm quan sát, điều phối nhân viên cùng với giám sát bộ phận pha chế. Ngoài ra, họ sẽ có kế hoạch đào tạo nhân lực, quản lý doanh thu, lợi nhuận cho nơi làm việc. Quản lý bộ phận pha chế cần có kinh nghiệm làm việc lâu từ 8-10 năm kinh nghiệm.

          .    Quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager):

Người quản lý bộ phận ẩm thực sẽ phối hợp với các Bếp trưởng để xây dựng thực đơn, đổi mới thực đơn ẩm thực để mang  lại sự mới lạ cho khách hàng. Họ cần bề dày kinh nghiệm trên 10 năm.  Ngoài công việc chuyên môn, họ cũng là người tuyển dụng, quản lý nhân sự, đề bạt khen thưởng, kỷ luật với nhân viên của mình.

          .    Giám đốc bộ phận dịch vụ ẩm thực (Director Of F&B):

Trở thành giám đốc bộ phận dịch vụ ẩm thực là mơ ước của rất nhiều người theo ngành pha chế đồ uống. Đây là cấp bậc cao nhất trong lộ trình thăng tiến của ngành pha chế. Họ sẽ đảm nhận vai trò vận hành hoạt động của toàn khối công ty. Phối hợp với các phòng ban  để xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh, mang về thu nhập cho công ty.

3/ Cơ hội của bạn với ngành pha chế đồ uống:

Ngày nay, việc trở thành một nhân viên pha chế là không khó chỉ cần bạn có đam mê, quyết tâm và được đào tạo một cách bài bản. Khi đã trở thành một Bartender/Barista, cơ hội việc làm đối với bạn không còn là vấn đề, nhất là ở các thành phố lớn thì nhu cầu về nhân sự cho công việc này ở lĩnh vực nhà hàng – khách sạn là rất cao.

lộ trình thăng tiến ngành pha chế 4

Nếu đủ đam mê, có thể bạn sẽ trở thành người pha chế chuyên nghiệp

Một Bartender đã vượt qua thời gian ban đầu với thu nhập khiêm tốn để tích lũy kinh nghiệm, thì các cơ hội thăng tiến cùng với mức lương cao là kết quả ban đầu mà một nhân viên pha chế gặt hái được.

Nếu trong quá trình làm việc, bạn có được nhiều mối quan hệ. Năng lực bản thân cũng đã chín mùi, bạn hoàn toàn có thể có thể mở ra những quán bar, quán cà phê… để kinh doanh và bắt đầu học làm chủ sản nghiệp của mình.

Hy vọng bài viết này Rich’s sẽ mang đến cho bạn các thông tin bổ ích cũng như chúc các bạn thành công trong việc chinh phục được ngành pha chế.

Các thông tin khác