SÔ-CÔ-LA: KHÁM PHÁ 5 BÍ MẬT THÚ VỊ

Khi nghe nhắc đến khái niệm sô-cô-la, hầu hết ai cũng nghĩ đến một viên, một thanh, một hộp sô-cô-la. Động từ xuất hiện kèm theo nó sẽ là "ăn" chứ không phải "uống", tính từ thích hợp cũng sẽ là "ngọt ngào". Tuy nhiên theo lịch sử, sô-cô-la bắt nguồn là một loại thức uống có hương vị rất đắng.


(Ảnh 1: các thành phẩm bánh kẹo sô-cô-la, nguồn trang readtoolead)

Cùng Rich’s tìm hiểu 5 điều thú vị về sô-cô-la qua bài viết sau đây nhé!

  1. 1. Sô-cô-la bắt nguồn là thức uống từ hạt ca cao lên men.

Khi xưa, người Maya là những người đầu tiên trên trái đất sử dụng ca cao làm thực phẩm. Họ làm đồ uống với những hạt ca cao được nướng lên, nghiền nhuyễn và pha với bột ngô để tạo độ sánh.


(Ảnh 2: Sô-cô-la nóng, nguồn The Indian Express)

Khi Tây Ban Nha xâm chiếm vùng đất này vào thế kỷ 15, hạt ca cao theo những chiếc thuyền buồm đến Châu Âu và trở thành một loại thức uống quý tộc. Người Aztec gọi thức uống từ hạt ca cao lên men là Xocolatl. Nhưng người Tây Ban Nha không thể phát âm được cái tên như vậy nên biến thành Chocolat. Và đến người Anh thì gọi là Chocolate. Lúc này thức uống ca cao chỉ được uống dưới dạng nóng. Vì trong bột ca cao vẫn còn nguyên bơ ca cao, dễ bị kết tinh thô nhám khi bị lạnh.

  1. 2. Sô-cô-la được sản xuất công nghiệp lần đầu tiên vào năm 1875.

Năm 1828, nhà hóa học người Hà Lan tên Johannes Van Houten phát minh ra phương pháp ép bơ ca cao ra khỏi bột, để có thể uống ca cao lạnh với mùi vị thơm ngon hơn. Đến năm 1875, nhà sản xuất Daniel Peter người Thụy Sỹ trộn bột ca cao, bơ ca cao, sữa bột, và đường để tạo ra sô-cô-la sữa thơm ngon và bắt đầu sản xuất công nghiệp.


(Ảnh 3: hạt và vỏ quả ca cao, nguồn nhiếp ảnh Owen Franken, Corbis)

Năm 1879, Rodolphe Lindt phát minh ra máy nghiền ủ đảo trộn, giúp cho socola sữa có cấu trúc mịn, đồng nhất và mùi vị dễ chịu. Từ đó, quy trình sản xuất socola sữa quy mô công nghiệp hoàn chỉnh. Nhiều nhãn hiệu socola nổi tiếng lần lượt ra đời. Đến đầu thế kỷ 20, thức uống ca cao đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn Châu Âu.

  1. 3. Sô-cô-la đã tồn tại hơn 2000 năm trước đây.

Tuy nhiên, ở một nghiên cứu khác, các nhà sử học hiện đại ước tính rằng sô cô la đã tồn tại hơn 2000 năm. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania đã công bố phát hiện dư lượng cacao trên gốm, được khai quật ở Honduras có thể có từ thời xa xưa 1400 TCN. Dường như bột ngọt của quả cacao, bao quanh hạt đậu, đã được lên men thành một loại đồ uống có cồn thời đó.

(Ảnh 4: Bức tượng "The Maya deity of war, trade and cocoa" của nhiếp ảnh Enrique Perez Huerta, Demotix, Corbis)

  1. 4. Sô-cô-la nguyên chất có một lượng kích thích sinh dục cao.

Sô-cô-la nguyên chất chứa đựng nhiều hưng phấn vì có chất Aphrodisiac (chất này được đặt tên theo tên Aphrodite – tên Hy Lạp của thần sắc đẹp Venus.) Hồi xưa, các ông vua Ả-rập hay uống sô-cô-la lỏng trước khi thăm viếng các cung phi ở Harem. Vì thế nên ngày tình yêu Valentine có truyền thống tặng sô-cô-la cho nhau, để hâm nóng tình yêu.


(Ảnh 6: Quà tặng sô-cô-la, nguồn Internet)

Bên cạnh đó, sô-cô-la còn có những tác động tích cực khác đến sức khỏe. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Harvard đã chỉ ra rằng: uống hai ly sô-cô-la nóng thường xuyên mỗi ngày có thể giúp não bộ luôn khỏe mạnh, minh mẫn và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người già do làm tăng tuần hoàn tới những khu vực quan trọng của não.

  1. 5. Sô-cô-la được phân loại theo thành phần pha trộn như sau:


(Ảnh 7: Từ trái sang phải, theo thứ tự là sô-cô-la đen, sô-cô-la sữa, và sô-cô-la trắng)

Sô-cô-la đắng (bột sô-cô-la): sô-cô-la nguyên chất, đậm mùi, có vị đắng tự nhiên của cây ca cao.

(Ảnh 8: Sô-cô-la nguyên chất, nguồn Internet)

Sô-cô-la đen: sô-cô-la không pha lẫn sữa. Chính phủ Hoa Kỳ quy định phải có ít nhất 15% chất sô-cô-la đặc, còn ở châu Âu thì quy định là 35%.

Sô-cô-la sữa: sô-cô-la được pha lẫn với bột sữa hay sữa đặc nhằm tạo vị ngọt. Chính phủ Mỹ quy định ít nhất phải có ít nhất 10% chất sô-cô-la đặc, còn EU thì quy định là 25%.

Sô-cô-la ngọt vừa: thường được dùng trong nấu ăn. Nó chính là sô-cô-la đen với hàm lượng đường rất cao bên trong.

Sô-cô-la ngọt đắng: một loại sô-cô-la chứa đường, nhiều bơ ca cao hơn, ngoài ra còn chứa thêm lecithin và vani. Rất nhiều hãng sản xuất thường ghi trên bao bì hàm lượng ca cao chứa bên trong.

Couverture: sô-cô-la chứa nhiều bơ ca cao. Những loại này có chứa rất nhiều ca cao (hơn 70%) và có hàm lượng chất béo cao (30-40%)


(Ảnh 9: Sô-cô-la Couverture, nguồn Internet)

Sô-cô-la trắng: bơ ca cao được pha chế mà không có ca cao đặc để giữ nguyên màu trắng.

Hỗn hợp: từ chuyên môn dùng để chỉ hỗn hợp ca cao với chất béo thực vật (thay cho bơ ca cao.)  

(Ảnh 10: Các thành phẩm sô-cô-la khác nhau từ các loại sô-cô-la khác nhau)

Sô-cô-la chính là những sản phẩm chứa chất ca-cao đặc và/hoặc bơ ca-cao. Sô-cô-la là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều những loại kẹo, kẹo sô-cô-la, kem, và các loại bánh. Hương vị sô-cô-la là một trong số những hương vị được yêu thích nhất trên thế giới.

Các hãng sô-cô-la lớn thường bán từng thanh sô-cô-la, trên đó có ghi rõ sô-cô-la này lấy từ hạt ca cao nào. Nếu sô-cô-la không có lai lịch, xuất xứ thì đấy gần như là sô-cô-la không nguyên chất. Sô-cô-la đắng nguyên chất dạng thỏi có thể để suốt đời, không sợ hư, mốc, và cực kỳ đắt tiền.


(Ảnh 11: Tạo hình sô-cô-la để trang trí bánh kem từ sản phẩm Socola Compound)

Ngày nay, sô-cô-la sữa và sô-cô-la trắng được sử dụng rất phổ biến trên khắp thế giới vì giá thành hợp lý, vị ngọt hài hòa, thích hợp dùng để trang trí các món tráng miệng, tạo hình cho bánh hơn so với các loại sô-cô-la nguyên chất có vị đắng tự nhiên của ca cao.

Nguồn tham khảo: Wikipedia, Smithsonian Magazine, Soitoday, Socolalove.

Rich Products Vietnam tổng hợp.

Các thông tin khác