KINH DOANH NGÀNH F&B MÙA DỊCH COVID-19 – TRONG NGUY CÓ CƠ

Vắng khách, cắt giảm nhân viên, thậm chí đóng cửa quán, trả lại mặt bằng kinh doanh là thực trang chung của nhiều hàng quán trong mùa dịch Covid-19. Doanh số giảm mạnh do khách hàng có xu hướng ít chi tiêu cho các hoạt động café, ăn uống bên ngoài, chuyển qua mua hàng online, ship đồ ăn tận nhà, tích trữ đồ ăn, nấu nướng tại nhà…

Dù đại dịch SARS-CoV-2 mang đến nhiều thiệt hại kinh tế, tạo tâm lý bi quan trong xã hội, vẫn tồn tại những cơ hội để cải thiện mô hình kinh doanh, tạo đà phát triển tiếp khi bệnh dịch qua đi. Trong nguy luôn có cơ, tận dụng tốt phần cơ hội dù ít ỏi cũng sẽ là động lực mạnh mẽ để tương lai phát triển bền vững hơn.  

Theo nghiên cứu trên, Covid-19 tạo sự thay đổi mạnh về thu nhập, thói quen ăn uống, giải trí. Thói quen mua sắm online chịu ảnh hưởng ít nhất với 59% người được hỏi trả lời không ảnh hưởng, 24% người được hỏi trả lời ít ảnh hưởng. Tương tự, thói quen xem nội dung trên mạng, TV, gọi đồ ăn và trữ thực phẩm tăng lên đáng kể (dao động từ 35-42%).

Dựa vào những thay đổi về hành khi của khách hàng kể trên, chúng ta có thể phân chia các giải pháp cho việc kinh doanh ngành F&B thành 3 hướng:

Cắt giảm chi phí

Tăng doanh thu

Nâng cấp hệ thống, dịch vụ

Tạm dừng hoạt động offline

Đưa sản phẩm lên online

Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trung thành

Cắt giảm nhân sự, đo lường hiệu suất làm việc

Tìm thêm kênh phân phối mới

Tận dụng thời gian thừa để nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Chuyển sang dùng giải pháp rẻ hơn, tận dụng ưu đãi, đàm phán đầu vào

Thu mua hệ thống vệ tinh giá rẻ

Đầu tư về hinh ảnh, xây dựng thương hiệu qua các hoạt động trách nhiệm xã hội

Đưa nhân sự thừa vào vị trí nhân sự thiếu

 

Xây dựng chiến dịch truyền thông phủ thị trường khi đối thủ đã rút hết

Về cắt giảm chi phí

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, 80% doanh nghiệp cắt giảm nhân sự sẽ đối mặt với nguy cơ tốn khoảng 500% ngân sách tuyển dụng để bù đủ nhân sự mới hậu SARS-CoV-2. Doanh nghiệp sẽ mất từ 15-20 ngày để training, vận hành với nhân sự mới và mất 100% cơ hội ra mắt thị trường sớm hơn đối thủ. Việc cắt giảm nhân sự chỉ nên được thực hiện khi đã có kết quả đo lường hiệu suất làm việc và nhân sự không thể chuyển từ vị trí thừa sang vị trí thiếu.

Ngoài cắt giảm nhân sự, một cách nữa để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu là chuyển nhân sự đang ở vị trí thừa (bán hàng offline, khối vận hành…) vào vị trí thiếu (sales online, check đơn hàng online…)

Image result for saler online

Chuyển nhân sự dư thừa từ vị trí offline sang kênh bán online

Về tăng doanh thu

Việc đưa sản phẩm lên các kênh online được xem là giải pháp phát triển dài hạn trong bối cảnh nền kinh tế 4.0, lượng khách hàng GEN Z với thói quen sử dụng smartphone, mạng xã hội tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn sức mua. Đây cũng là tệp khách hàng cần nhắm đến nếu doanh nghiệp muốn phát triển đường dài bởi chỉ sau một vài năm, đối tượng khách hàng này sẽ bước vào độ tuổi đi làm, có thu nhập ổn định và trở thành khách hàng tiềm năng.

Một số kênh bán hàng online trong ngành F&B có thể kể đến như Grabfood, Goviet, Now, Loship, Baemin… Để bán hàng hiệu quả trên các ứng dụng đặt mua đồ ăn online, dưới đây là một số điều doanh nghiệp cần chuẩn bị:

Có nhân sự check đơn hàng, trả lời tin nhắn, đóng gói và chuẩn bị hàng. Đào tạo nhân sự về cách sử dụng máy POS, in đơn hàng, check đơn hàng, văn hóa giao tiếp, ứng xử với khách hàng online và cách xử lý khi gặp sự cố. Việc chọn lựa bao bì khi ship đồ ăn cũng nên được tính toán cẩn thận.

Image result for ứng dụng đặt đồ ăn online

Ứng dụng đặt đồ ăn online - kênh "hái ra tiền" dài lâu nhưng cần đầu tư cả về nhân lực và chiến lược

Xây dựng hình ảnh tích cực trên mạng xã hội. Nên có facebook fanpage chính thức, Instagram và số điện thoại hotline để tạo niềm tin cho khách hàng. Đầu tư về mặt hình ảnh, nhận diện thương hiệu để tạo sự chuyên nghiệp, nhất quán. Khách hàng trẻ có thói quen tìm hiểu, đọc review (nhận xét) trước khi đặt hàng nên việc xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội là rất quan trọng. Ngoài ra, việc này còn giúp doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào một kênh duy nhất để tiếp cận khách hàng.

Đàm phán với bên cung cấp dịch vụ ứng dụng đặt mua đồ ăn online. Thông thường, các bên như Grabfood, Goviet, Now, Baemin… sẽ yêu cầu mức chiết khấu từ 25-30% giá trị đơn hàng. Ngoài mức chiết khấu này, để lên được shop yêu thích, được ưu tiên hiển thị trên trang chủ hoặc tham gia vào các chương trình khuyến mãi của ứng dụng, bạn cũng cần tham khảo thông tin kỹ lưỡng và liên hệ với sales phụ trách ở khu vực để trao đổi, chọn lựa giải pháp phù hợp nhất với quán mình.

Xây dựng menu, khung giá và chương trình khuyến mại cho khách hàng online. Do có chiết khấu với bên ứng dụng, doanh nghiệp có thể tăng giá bán so kênh offline truyền thống, xây dựng khuyến mại giảm giá trên toàn menu để thu hút khách (thay vì sử dụng CODE giảm giá sẽ ảnh hưởng đến doanh thu).

Các thông tin khác